KÊNH THÔNG TIN NÀO PHÙ HỢP CHO ĐƠN VỊ Y TẾ?

Kênh thông tin nào phù hợp cho đơn vị y tế (phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế…)? Đây có lẽ là câu hỏi của “thời đại” khi mà nhà nhà, người người nói theo trent trên tiktok, chụp ảnh check in theo trend trên Facebook, mua hàng online qua website và làm clip review mọi địa điểm. Vậy chúng ta hãy cùng chia sẻ một chút xem kênh nào “hợp” với các đơn vị y tế.

Website – “đài trung ương” chính thống

Dù có muôn vàn kênh thông tin với những ưu thế nổi trội thì website vẫn luôn là lựa chọn chứng tỏ một sự chuyên nghiệp, chính thống của các đơn vị. Website giống như “trụ sở” công ty ở thế giới online vậy, nơi mà khách hàng, đối tác khi “thăm” sẽ nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ về đơn vị.

Tùy vào nhu cầu, quy mô, định hướng phát triển mà các đơn vị có thể lựa chọn xây dựng những trang web ở “tầm cỡ” khác nhau. Cũng có những web đơn vị thậm chí sử dụng nền tảng web miến phí để đăng 1 số thông tin cơ bản nhất. Nhưng cũng có các đơn vị sử dụng những nền tảng website hiện đại, đồ sộ phục vụ cho việc tương tác, “bán hàng” qua kênh online cho khách: từ đăng ký khám bệnh đến việc trả kết quả cho khách hàng cho website. Nhiều phòng khám sản từ lâu dã dành riêng cho các bà bầu những tài khoản riêng, có thể theo dõi cả quá trình phát triển của thai kỳ, kèm theo đó là những clip siêu âm rõ nét có thể chia sẻ cảm xúc, thông tin cho nhiều thành viên trong gia đình…

Việc xây dựng website ở “cấp độ” nào cần sự trao đổi cẩn trọng giữa đơn vị chủ quản hiểu rõ mình đang và sẽ làm gì và đơn vị xây dựng web có nhiều kinh nghiệm không chỉ trong việc làm web mà còn kinh nghiệm trong y tế.

Facebook – Gắn kết và chia sẻ hiện đại

Có lẽ không cần phải nói về vai trò quan trọng của Facebook nữa khi mà trang mạng này đã vươn mình đến những vùng miền xa xôi nhất của Việt Nam, được mọi độ tuổi sử dụng. Và đến cả những đơn vị cao nhất như Chính Phủ, các bộ, đến các đơn vị truyền thông lớn nhất như VTV, VOV… đều có kênh Fanpage của riêng mình.

Bài toán mà các đơn vị tìm kiếm có lẽ chính là việc sử dụng kênh thông tin này như thế nào? Tại sao các bài trên các trang khác lên tới hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu lượt tương tác thì bài trên fanpage của phòng khám, bệnh viện mình lại chỉ có vài chục lượt like? Nhiều đơn vị tìm mọi cách để tăng lượt like. Nhưng liệu đó có phải thước đo hiệu quả cho kênh thông tin này đối với 1 đơn vị y tế?

Phải nói rằng, like nhiều thì ai cũng “thích” đấy nhưng lượt like, thả tim ấy có biến thành khách hàng, thành bệnh nhân thực sự quan tâm, liên hệ, đến sử dụng dịch vụ… hay không? Có rất nhiều thước đo, mức độ mà đơn vị cần quan tâm phía sau 1 bài post.

Trên facebook cá nhân có lẽ chỉ mất 5s để up 1 bức ảnh kèm 1 lời “chân lí” nhưng trên Fanpage của 1 đơn vị, đặc biệt là đơn vị y tế, 1 bài đăng nên là nội dung được tính trước cả tuần, cả tháng, và nằm trong 1 chuỗi tương tác cùng nhiều kênh khác. 

Một post cũng kết cấu bởi không ít chi tiết, ví dụ: tiêu đề, nội dung chính, kết, thông tin đi kèm (slogan, thông điệp chiến dịch, thông tin liên hệ…), hagtag, các từ khóa, các từ nhạy cảm được biến đổi tránh thuật toán Facebook hạn chế; ảnh với: số lượng, kích thước, màu sắc thiết kế, chữ trên ảnh…

Thế nên để xây dựng, duy trì, phát triển một Fanpage thành công không khó nhưng cũng không đơn giản.

Tiktok chỉ dành cho giới trẻ, có dành cho đơn vị y tế không?

Với vài chục giây, lướt nhanh chóng cả mặt, có lẽ nhiều người nghĩ rằng tiktok chỉ dành cho các bạn trẻ, rất trẻ. Nhưng thực tế người dùng tiktok tăng nhanh chóng mặt và ở rất nhiều độ tuổi. Cũng không ít đơn vị có những chiến dịch thành công với kênh tiktok của mình, hoặc với các tiktoker có tiếng.

Với 1 chiếc điện thoại thông minh là có, bấm quay, up là đã có 1 bài đăng mỹ mãn với những hỗ trợ siêu “chill” của tiktok: hiệu ứng, âm nhạc, tiêu đề, chú tích… Có thể nói lập 1 kênh tiktok thật dễ dãng và lại chứng tỏ mình rất cập nhật với thời đại. Vậy tại sao rất ít đơn vị y tế có kênh tiktok của riêng mình? Bỏ qua kênh kết nối cực nhanh với hàng triệu khách hàng thì thật đáng tiếc.

Youtube – kênh truyền hình sống động

Với thời lượng không giới hạn, có thể xem đi xem lại, có thể kiếm tiền từ clip đã đăng hàng chục năm, “kênh truyền hình” không giới hạn địa lý, “gói viễn thông” hàng tỉ người có thể xem… Vậy điều gì khiến các đơn vị y tế ngại ngần sử dụng youtube?

Để đăng 1 clip cần gì: quay phim, biên tập, viết giới thiệu, up clip, chia sẻ, chăm sóc… Hoặc bạn chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh, quay “nhẹ” 5 phút quang cảnh phòng khám lúc đông khách và up luôn chỉ kèm tiêu đề: Ngày mưa mà nhiều bệnh nhân vẫn đến đông quá!

Clip có thể “nét như sony” chuyên nghiệp, hoành tráng hoặc vô cùng giản dị, chân thực… phong cách nào là phù hợp cho đơn vị của bạn, nội dung nào nên up, bác sĩ có nên “bắt bệnh” qua youtube?… Hãy đặt kênh thông tin này trong tổng thể kế hoạch truyền thông – marketing của đơn vị bởi youtube không phải là kênh truyền hình giải trí mà là 1 kênh thông tin có sức mạnh thuyết phục rất cao.

Thế còn group Facebook, kênh zalo, twitter… có rất nhiều kênh thông tin các đơn vị các thể sử dụng trong thời đại số khi chúng ta có thể kết nối trực tiếp với khách hàng mà không còn hoàn toàn phụ thuộc vào các vị báo chí, thông tấn. Tuy nhiên sử dụng kênh thông tin nào, up điều gì lên mạng xã hội, trả lời comment của khách hàng ra sao… rất nhiều câu hỏi nên được trả lời trước khi bắt đầu.