NHỮNG LƯU Ý VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ MARKETING

Dù là phòng khám nhỏ hay một đơn vị y tế lớn hoặc một bác sĩ đang làm marketing trên vai trò cá nhân thì việc quản lý ngân sách marketing là vô cùng quan trọng. Nếu chi phí được hoạch định đúng và chi tiêu phù hợp sẽ tác động tích cực đến yếu tố tăng trưởng và xây dựng thương hiệu vững của tổ chức và ngược lại. Vậy làm thế nào để có thể quản lý được chi phí marketing hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Chi phí marketing là gì?

Chi phí marketing là khoản chi phí mà tổ chức chi cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại và quan hệ công chúng. Dựa trên quy mô và cách thức hoạt động của tổ chức mà khoản thu này sẽ được phân bổ theo các cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, đặc thù của sản phẩm dịch vụ mà ngân sách marketing có thể giao động từ 10-30%. Đối với dịch vụ y tế, với những dịch vụ mới, chi phí marketing thường có thể giao động từ 20%-25%.

Hiện hoạt động truyền thông, quảng cáo trên google và facebook khá phổ biến để các phòng khám, bệnh viện thu hút lượng bệnh nhân mới. Tuy nhiên, với đặc thù của lĩnh vực y tế, hoạt động thương hiệu, giáo dục kiến thức vẫn được coi là chủ lực để xây dựng sự gắn kết với khách hàng.

Những hạng mục chính liên quan đến chi phí marketing

Các hoạt động marketing mix đang không ngừng phát triển hiện nay, bởi vậy, chi phí marketing được phân bổ cho rất nhiều các hoạt động bao gồm:

  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: Logo, visual identity…
  • Xây dựng và phát triển các kênh owner như website, fanpage… + chi phí duy trì và phát triển các kênh này.
  • Phát triển cách kênh earned như chi ngân sách cho các chiến dịch PR và review sản phẩm
  • Triển khai các hoạt động quảng cáo trên các công cụ tìm kiểm và mạng xã hội
  • Webinar và các hội nghị online
  • Ngân sách cho agency và dịch vụ tư vấn
  • Quảng cáo và tổ chức các sự kiện của công ty
  • Chi phí đi lại
  • Sản xuất video
  • Quà tặng công ty và hàng mẫu
  • Danh thiếpTham dự các triển lãm và sự kiện thương mại

Một điều quan trọng nhưng thường dễ bị bỏ qua là phải luôn cập nhật tất cả các khoản chi phí khác nhau này. Việc bỏ lỡ một số ngân sách nào đó là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy hạn chế thấp nhất việc đó bằng những bảng biểu kiểm soát thời hạn và chi phí liên quan. Bên cạnh đó, thiết lập những cảnh báo khi gần đến hạn mức cũng giúp không bỏ lỡ thời gian và mức ngân sách đã được dự tính và thiết lập.

Những yếu tố cần xác định để quản lý chi phí marketing hiệu quả

Việc quản lý phòng khám hoặc cơ sơ y tế cũng giống nhu điều hành một doanh nghiệp, nhà quản trị cần biết chính xác chi phí marketing được phân bổ là bao nhiêu và sử dụng trong khoảng thời gian nào để cân đối nguồn lực.

Sau đây là một điều cần xác định để cân nhắc việc hoạch định kế hoạch marketing

  1. Đặt mục tiêu rõ ràng

Lập kế hoạch luôn là một bước khởi đầu quan trong với bất khi hoạt động khởi sự nào. Để có một kế hoạch tốt, người phụ trách cần xác định rõ mục tiêu với những chỉ số đo lường tương ứng. Bạn cũng có thể trả lời những câu hỏi sau để làm rõ những mục tiêu cho cơ sở y tế của mình.

  • Bạn đang cố gắng giải quyết những thách thức kinh doanh nào?
  • Bạn có cần tăng doanh thu đề bù đắp những chi phí đầu tư mới?
  • Bạn cần gia tăng khách hàng? Số lượng khách hàng mới bạn mong muốn là bao nhiêu?
  • Số lượng thủ thuật, phẫu thuật cần gia tăng là bao nhiêu?
  • Rủi ro của những phương pháp mà phòng khám đang triển khai?
  • Những ai đang tham gia vào việc đạt được mục tiêu này?
  • Ngân sách dự kiến cho hoạt động này là bao nhiêu?
  • Điều gì sẽ xảy ra và phương án cho những sự cố có thể xảy ra?
  • Thời gian thực hiện để đạt được mong muốn của bạn
  1. Lựa chọn chiến lược và kênh marketing phù hợp

Chiến lược marketing cung cấp lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đã được lên kế hoạch cụ thể. Để đạt được mục tiêu, các hoạt động cần được xác định thực hiện trên những kênh triển khai, công cụ triển khai.

Để có thể lập kế hoạch dự tính phân bổ ngân sách cho năm sắp tới, doanh nghiệp cần xác định chiến lược triển khai, kênh triển khai chính và tính xác mức độ tin cậy của mỗi công cụ là thế nào?

Nếu bạn chưa chắc về điều đó, nên chạy thử để thử nghiệm trước để tối ưu trước khi dồn một nguồn lực lớn ở trên một kênh.

Xem thêm: Kênh thông tin phù hợp cho đơn vị y tế

  1. Tham khảo các bảng chi phí marketing mẫu hiệu quả

Để có thể luôn kiểm soát được các chi phí đang được triển khai, doanh nghiệp cần quy chúng về một mối và kiểm soát chúng trong một chương trình cụ thể. Một trong số những cách đơn giản nhất đó là sử dụng mẫu ngân sách marketing mà tại đây, doanh nghiệp có thể cập nhật và tham khảo thường xuyên để đảm bảo các chỉ tiêu chi phí đang đi đúng hướng.

  1. Đặt ra ngân sách cụ thể

Khi đã có kế hoạch và mục tiêu cụ thể, đây là thời điểm thích hợp nhất để các nhà quản trị marketing đưa ra đề xuất về chi tiêu ngân sách phù hợp.

Ngân sách này sẽ được phê duyệt và phân bổ theo yêu cầu kế hoạch hoặc sẽ được yêu cầu test trước. Chắc chắn rằng, để được phê duyệt ngân sách, nhà quản trị cùng với ông chủ của doanh nghiệp sẽ phải trao đổi rất kỹ về phương án thực hiện mục tiêu và ngân sách đề ra.

  1. Luôn cập nhật các chi phí

Mục đích của việc lập kế hoạch là để nhà quản trị có thể theo dõi và tham chiếu các hạng mục theo từng thời điểm. Vì vậy, mỗi tuần (hoặc có thể mỗi tháng), họ cần quay lại mẫu ngân sách đó và viết ra những gì họ thực sự đã chi tiêu.

Một điều quan trọng cần nhớ đối với các doanh nghiệp đó là: các khoản chi tiêu càng được cập nhật chi tiết thì hiệu quả đem lại càng cao. Nếu nhà quản trị luôn phải liên tục nhắc nhở các thành viên báo cáo chi phí và kiểm tra email để tìm các hóa đơn liên quan, theo thời gian các khoản chi phí này sẽ bị cộng dồn lại.

Với những thông tin được đề cập, mong là các phòng khám, cơ sở y tế có thể có được những gợi ý hữu ích để xây dựng bảng chi phí marketing hiệu quả, phù hợp.