Làm sao để bệnh nhân tiếp nhận những thông tin khoa học, hiểu hơn và tăng niềm tin với cơ sở của bạn? Một trong các lời giải nằm ở chính hoạt động tiếp cận bệnh nhân trong khoảng thời gian bệnh nhân chờ đợi đến lượt tại phòng khám của bạn.
Khoảng thời gian chờ đến lượt tại phòng khám là bao nhiêu?
Chờ đợi khám bệnh đối với nhiều người là khoảng thời gian đáng sợ. Thường khi có vấn đề gì đó về sức khỏe mọi người mới tìm đến phòng khám cùng với nhiều nghi ngờ, lo lắng trong lòng rằng: Có thể mình bị bệnh này, bệnh kia. Có khi trong lúc “rảnh rảnh” bệnh nhân seach Google hỏi thăm luôn cách chữa trị.
Chắc hẳn không ít bác sĩ đã bối rối vì bệnh nhân vừa vào khám đã đưa ra những kết luận bệnh cho mình, đã và định những cách chữa trị không cơ sở mà bệnh nhân đã tìm thấy trên mạng… Nguy hiểm hơn nữa khi bệnh nhân cảm thấy “thiếu” tin tưởng phòng khám và bác sĩ vì ảnh hưởng những thông tin không chính thống. Việc quá sợ hãi kháng sinh là một ví dụ.
Vậy làm sao để bệnh nhân tiếp nhận những thông tin khoa học, hiểu hơn và tăng niềm tin với cơ sở của bạn? Một trong các lời giải nằm ở chính khoảng thời gian bệnh nhân chờ đợi đến lượt tại phòng khám của bạn.
Phòng khám của bạn có 1 chiếc ti vi không?
Những âm thanh, hình ảnh, màu sắc sống động luôn tác động nhanh, mạnh đến mọi người. Đặc biệt nếu chiếc ti vi ấy đặt ở vị trí phù hợp sẽ càng thu hút người xem. Không ngẫn nhiên mà các hãng lớn bỏ những khoản tiền khổng lồ cho những đoạn quảng cáo ngắn mong thu hút ánh mắt người đi đường trong vài chục giây đèn đỏ. Chỉ vài giây liếc mắt, qua nhiều lần nhãn hàng đã ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Tại các phòng khám bệnh, bệnh nhân sẽ có khoảng chờ đợi không hề ngắn để tới lượt, có những phòng khám sản nổi tiếng nếu muốn đến lượt thậm chí có thể chờ cả buổi. Vậy đừng để những phút giây chờ đợi ấy “khó chịu” với bệnh nhân và đánh mất đi cơ hội truyền nhiều thông tin hữu ích.
Vậy nên chiếu những clip nào?
Đây là một câu hỏi không khó trả lời, bạn muốn truyền tải thông tin nào đến bệnh nhân: về bác sĩ, về dịch vụ, về phòng khám, về cách ăn uống, chăm sóc khi mang thai, khi có bệnh… hay thậm chí là những đoạn nhạc thư giãn. Một vài đơn vị chọn cách chiếu những clip giới thiệu khá chi tiết về dịch vụ, đặc biệt là những xét nghiệm còn mới chưa quen thuộc với bệnh nhân, điều này giúp bệnh nhân có những kiến thức hiểu biết nhất định, giúp cho những giải thích của bác sĩ về bệnh, về phương pháp dễ tiếp nhận và nhanh chóng hơn. Qua những thông tin có trước, bệnh nhân cũng dễ dàng quyết định hơn. Việc thực hiện các clip, tài liệu, kênh thông tin này sao cho phù hợp, đồng bộ và hiệu quả nên lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên ngành của phòng khám.
Các công cụ truyền thông khác
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều tài liệu khác có thể đặt tại phòng khám như: tờ rơi, sách, quét mã QR link đến website, Fanpage, group riêng của đơn vị… Trên thực tế, nhiều bệnh nhân chính là “nhân viên truyền thông” rất tích cực với trải nghiệm thực tế sinh động họ thường chia sẻ cho nhiều người khác. Đừng để điều bệnh nhân mang về nhà chỉ là 1 đơn thuốc, một tờ rơi giới thiệu phòng khám có thể được bệnh nhân truyền tay đến nhiều người.
“Hành trình” thương hiệu: Biết – Hiểu – Tin – Yêu – Giới thiệu/ mở rộng, bắt đầu từ những chi tiết rất nhỏ.